Yêu bao tử

TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY KHI NGỦ: NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU TRỊ?

25/08/2021

Tất cả chúng ta đều cần một giấc ngủ ngon để làm mới lại mình sau một ngày dài. Nhưng khi bị trào ngược dạ dày khi ngủ, ngực bạn đang âm ỉ nóng nó khiến bạn trằn trọc không thể sâu giấc. Trong nhiều yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống, sự hiện diện của bệnh trào ngược dạ dày thực quản khi ngủ (GERD) là một yếu tố khiến bệnh nhân bị rối loạn giấc ngủ - bao gồm mất ngủ. 

Can Lack of Sleep Cause Heartburn - Sleep Disorders & GERD Symptoms |  Michigan Medicine

Khi bạn mất ngủ, bạn cảm thấy triệu chứng của GERD nhiều hơn. (Ảnh minh họa) 

Vậy liệu có mối quan hệ nhân quả nào giữa trào ngược và rối loạn giấc ngủ không? Bài viết này sẽ nói về điều này. 

 

Tại sao trào ngược dạ dày khi ngủ (GERD) lại tồi tệ hơn? 

Trung bình một người dành tới 1/3 cuộc đời để ngủ. Theo Tổ chức Giấc Ngủ Quốc gia khuyến nghị người lớn từ 18 tuổi trở lên nên ngủ 7 – 9 giờ mỗi đêm để có sức khỏe tối ưu. Tuy nhiên, thực tế cuộc sống là thời gian ngủ đã giảm 2 giờ trong thế kỷ qua. Có một số giải thích cho điều này: 

  • Khi nằm, trọng lực không còn giữ cho axit trong dạ dày giảm xuống, khiến axit dạ dày dễ trào vào thực quản hơn. 
  • Giảm sự nuốt trong khi ngủ làm giảm lực đẩy axit dạ dày xuống.
  • Nước bọt có thể giúp trung hòa axit dạ dày nhưng giảm trong khi ngủ sâu.

Sự kết hợp của những động tác này tạo điều kiện thuận lợi cho việc trào ngược dạ dày khi ngủ và cho phép axit lưu lại lâu hơn tại thực quản dẫn tới tăng nguy cơ gặp các biến chứng của trào ngược dạ dày (GERD), như viêm thực quản ăn mòn, loét thực quản, hẹp đường tiêu hóa, Barrett thực quản, thậm chí là ung thư thực quản.

Trào ngược dạ dày khi ngủ ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ đến mức nào? 

- Sự hiện diện của trào ngược dạ dày ban đêm (GERD) khiến chất lượng giấc ngủ giảm sút

Khi bạn nằm xuống cơn trào ngược bùng phát khiến người bệnh khó đi vào giấc ngủ. Do bị ảnh hưởng bởi các triệu chứng của trào ngược dạ dày ban đêm chẳng hạn như ợ chua, ợ nóng, đau ngực thường xảy ra vào ban đêm khiến bạn phải thức giấc nhiều lần trong đêm làm ngắt quãng giấc ngủ. Do đó tăng cảm giác buồn ngủ vào ban ngày và làm giảm chức năng nhận thức, hoạt động vào ban ngày của người bệnh. Theo thời gian, làm rối loạn đồng hồ sinh lý và chu kỳ ngủ - thức gây ra các rối loạn về giấc ngủ. 

- Trào ngược dạ dày ban đêm và ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn 

Chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn là một hội chứng liên quan đến tắc nghẽn đường thở dẫn đến việc ngừng thở trong khi ngủ. Trào ngược dạ dày khi ngủ (GERD) có thể ảnh hưởng đến đường thở và khả năng thở bình thường, gây ra nhiều cơn ngưng thở vào ban đêm. Ở những người mắc chứng ngưng thở do tắc nghẽn thường phải thức dậy vào ban đêm và sau đó có thể phát hiện ra các triệu chứng GERD. Ngoài ra, uống rượu, hút thuốc và béo phì có thể làm tăng nguy cơ mắc cả trào ngược dạ dày ban đêm và chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn. 

 

- Thiếu ngủ có thể làm trầm trọng thêm trào ngược dạ dày (GERD) 

Rối loạn giấc ngủ cũng được cho là nguyên nhân kích hoạt dạ dày. Cơ chế được đề xuất, thiếu ngủ dẫn đến quá mẫn thực cảm, tăng mức độ phơi nhiễm axit thực quản qua ảnh hưởng đến hormone no – làm tăng cảm giác thèm ăn, sau đó dễ trào ngược hơn.Ngoài ra, thiếu ngủ tác động lên hệ thống miễn dịch (tăng cytokine gây viêm) có thể làm tăng trào ngược dạ dày khi ngủ. 

 

Làm thế nào người bị trào ngược dạ dày ban đêm có thể có được giấc ngủ tốt hơn? 

Một mong muốn tự nhiên của người bị trào ngược dạ dày khi ngủ là muốn biết cách có thể giúp họ? Chúng ta biết rằng không có phương pháp duy nhất nào phù hợp cho tất cả mọi người, tuy nhiên có những cách có ý nghĩa để giảm các triệu chứng của trào ngược dạ dày ban đêm và có giấc ngủ sâu hơn, ngon hơn. 

- Làm việc với Bác sĩ 

Trong nhiều trường hợp rối loạn giấc ngủ có thể là biểu hiện duy nhất của trào ngược dạ dày ban đêm. Đối với trào ngược dạ dày - GERD, sự kết hợp giữa chế độ ăn và thay đổi lối sống thường là sự lựa chọn được ưu tiên hàng đầu, sao đó đến dùng thuốc. Bác sĩ có thể giúp bạn xác định nguyên nhân, đánh giá mức độ ảnh hưởng của trào ngược dạ dày ban đêm (GERD) cùng các vấn đề tiềm ẩn khác như chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn và đưa ra liệu trình điều trị cụ thể cho bạn. 

- Hành động cải thiện giấc ngủ ở bệnh nhân trào ngược dạ dày khi ngủ 

Nâng cao đầu giường: từ 15 – 20 cm, sử dụng đệm lót hoặc loại nêm đặc biệt khi ngủ. Nên ngủ nghiêng bên trái: nhiều nghiên cứu chỉ ra đây là tư thế tốt nhất cho người bị GERD

Nâng cao đầu giường và ngủ nghiêng trái giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn (Ảnh minh họa) 

 

Tránh các loại thực phẩm như coffee, đồ uống có ga, rượu, sô cô la, trái cây họ cam quýt, các sản phẩm từ cà chua. Vì có thể làm trầm trọng thêm triệu chứng trào ngược dạ dày vào ban đêm.

Tránh ăn khuya.

Kết thúc bữa ăn ít nhất 3 giờ trước khi ngủ,

Không nên mặc quần áo chật, càng không nên đeo thắt lưng quá chật và khom người quá mức, nhằm không tăng áp lực lên vùng bụng và làm giảm khả năng trào ngược.

- Vệ sinh giấc ngủ 

Bạn có thể xem xét vệ sinh giấc ngủ của mình bao gồm tất cả các yếu tố hình thành môi trường ngủ và những thói quen liên quan đến giấc ngủ của bạn.  

  

Trào ngược dạ dày khi ngủ mặc dù sẽ không đe dọa trực tiếp đến tính mạng. Tuy nhiên, bạn không nên bỏ qua dù là rối loạn giấc ngủ hay GERD. Như các dấu hiệu quan trọng, bao gồm nhiệt độ cơ thể, nhịp tim, hô hấp, huyết áp, giấc ngủ cũng là một chỉ số quan trọng của tổng thể sức khỏe và hạnh phúc. 

 

Tài liệu tham khảo: 

1. Hirshkowitz, M., Whiton, et al. (2015). National Sleep Foundation’s updated sleep duration recommendations. Sleep health, 1(4), 233-243. 

2. Lim, K. G., Morgenthaler, T. I., & Katzka, D. A. (2018). Sleep and nocturnal gastroesophageal reflux: an update. Chest, 154(4), 963-971. 

3. Shibli, F., Skeans, J., Yamasaki, T., & Fass, R. (2020). Nocturnal Gastroesophageal Reflux Disease (GERD) and Sleep: An Important Relationship That Is Commonly Overlooked. Journal of Clinical Gastroenterology, 54(8), 663-674. 

4. Oh, J. H. (2016). Gastroesophageal reflux disease: recent advances and its association with sleep. Annals of the New York Academy of Sciences, 1380(1), 195-203. 

5. Jansson, C., Nordenstedt, H., et al. (2009). A population-based study showing an association between gastroesophageal reflux disease and sleep problems. Clinical Gastroenterology and Hepatology, 7(9), 960-965.

Chia sẻ: