Yêu bao tử

NGUYÊN NHÂN GÂY SÔI BỤNG VÀ CÁCH XỬ LÝ

30/12/2019

Bạn đã bao giờ thử áp tai lên bụng của ai bao giờ chưa? Nếu chưa hãy thử xem bạn có thể nghe thấy những âm thanh như tiếng ùng ục, rầm rì hoặc ột ột của sôi bụng không nhé!

Bình thường bụng bạn cũng phát ra âm thanh chỉ là bạn không nghe thấy. Tuy nhiên, cũng có đôi lúc trong khoảnh khắc rất ngắn ngủi nó cũng đủ gây bối rối trong khi bạn đang giao tiếp với người khác, tưởng tưởng nó có vẻ khá tế nhị. 

Bài viết này sẽ liệt kê các nguyên nhân gây tình trạng sôi bụng và một số phương pháp khắc phục tại nhà và lời khuyên khi nào bạn nên đến gặp Bác sĩ. 

Nguyên nhân gây sôi bụng

Mọi người thường nhầm tiếng rì rầm đó là do dạ dày phát ra. Tuy nhiên, cơ quan tạo ra những âm thanh này là ruột. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp

  1. Ăn - uống nhiều thực phẩm gây đầy bụng, khó tiêu: thức ăn có lượng đường cao, đồ ăn cay nóng, đồ uống có ga, rượu bia… kích thích sinh hơi trong đường tiêu hóa và gây áp lực lên dạ dày.
  2. Thói quen trong khi ăn uống: ăn quá nhanh làm bạn nuốt phải nhiều không khí hơn, nằm ngay sau khi ăn… tích tụ khí trong dạ dày dẫn đến sôi bụng
  3. Các cơ trong dạ dày và ruột non đang co bóp từng đợt để đẩy thức ăn, chất lỏng và chất khí qua ống tiêu hóa
  4. Khi bị kích thích hoặc khi đói. Nếu để bụng rỗng trong một thời gian, các cơ của thành dạ dày tiếp tục co bóp mạnh hơn lần trước, khi đó lượng không khí và thức ăn đã tiêu hóa được nén chặt xuống dạ dày rỗng, khiến tiếng kêu càng to hơn.
  5. Bạn được thư giãn nhất là sau khi mát xa bụng
  6. Không dung nạp thực phẩm, khi cơ thể bạn nhạy cảm với một loại thực phẩm nào đó, có thể đây là cách cơ thể báo hiệu cho bạn.
  7. Do một số bệnh lý (tiêu chảy, viêm loét đại tràng, viêm dạ dày ruột…) hoặc sự phát triển quá mức của hệ vi khuẩn đường ruột.
  8. Tâm lý căng thẳng

Sôi bụng như vậy có bình thường không?

Trong tường hợp bình thường bụng kêu không phải triệu chứng bệnh lý mà đơn giản chỉ là cơ thể đang đói và là một dấu hiệu cho thấy hệ tiêu hóa của bạn đang hoạt động tốt

Tuy nhiên nếu tình trạng sôi bụng của bạn đã xảy ra trong một thời gian, có xu hướng xấu đi. Đồng thời có một số triệu chứng khác như xì hơi, buồn nôn, nôn có thể có hoặc không có kèm theo nhu động ruột, chúng có thể là dấu hiệu một số bệnh hoặc rối loạn nhất định, trong trường hợp này bạn nên tới gặp Bác sĩ để có những xét nghiệm và kết luận chính xác hơn. 

Một số phương án bạn có thể thử áp dụng tại nhà để giảm sôi bụng

Trong quá trình tiêu hóa nhu động ruột luôn hoạt động và không bao giờ ngừng nghỉ. Vì vậy, đối với âm thanh của nhu động ruột bạn không thể tránh chúng hoàn toàn.

Nhưng nếu bạn có cảm giác khó chịu, bạn có thể thực hiện một số biện pháp làm dịu quá trình tiêu hóa. Dưới đây là một số cách mà bạn có thể áp dụng:

  1. Ăn: nếu bụng bạn cồn cào và cảm thấy đói, có khi đơn giản bạn chỉ cần ăn thôi.
  2. Trong trường hợp khác: bạn hãy cứ để bụng kêu vì nó chứng tỏ bạn đang được mát -xa và bụng bạn đang hoạt động tốt
  3. Hãy chú ý hơn trong việc ăn uống của bạn: hạn chế các đồ ăn có nhiều đường, dầu mỡ, đồ uống có ga… để ý đến tình trạng cơ địa của bạn
  4. Cải thiện thời quen ăn uống: chia nhỏ bữa ăn. Nhai chậm và nhai kĩ hơn để giảm lượng không khí nuốt vào. Uống nước theo từng ngụm nhỏ.
  5. Biện pháp tự nhiên: Một số thảo dược tự nhiên có tác dụng làm dịu các cơ của đường tiêu hóa như: gừng, bạc hà, thì là… bạn có thể sử dụng các thảo dược này sau khi ăn. Hoặc có thể pha như trà thảo mộc và uống sau bữa ăn.
  6. Đi bộ: nếu bụng cồn cào vì khó tiêu, bạn có thể cân nhắc đi bộ nhẹ nhàng hoặc thực hiện một số động tác thể dục đơn giản. Điều đó hỗ trợ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

Nếu bạn đã thử và áp dụng các biện pháp bạn đã tham khảo được nhưng tình trạng của bạn cải thiện không nhiều thì bạn nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và xác định chính xác nguyên nhân tình trạng của mình nhé!

Chúc bạn sức khỏe!

Tài liệu tham khảo:

1.       Politzer, J. P., Devroede, G., Vasseur, C., Gerard, J., & Thibault, R. (1976). The genesis of bowel sounds: influence of viscus and gastrointestinal content. Gastroenterology, 71(2), 282-285.

2.       Darren Brenner, Darren Thompson, et al. A Noisy Tummy: What Does it Mean?. International Foundation for Gastrointestinal Disorders (www.iffgd.org)

3.       Andrews MAW. (2002). Why does your stomach growl when you are hungry? http://www.scientificamerican.com/article/why-does-your-stomach-gro/

4.       Baid, H. (2009). A critical review of auscultating bowel sounds. British Journal of Nursing, 18(18), 1125-1129.

Chia sẻ: