Hiểu về Alzheimer

Đừng bỏ qua 10 dấu hiệu cảnh báo bệnh Alzheimer bạn nhé

09/05/2023

Trí nhớ thường sẽ giảm sút khi con người già đi. Một số người có thể tự phát hiện được sự thay đổi của chính bản thân mình, nhưng đôi khi bạn bè, người thân sẽ là người phát hiện được các dấu hiệu này trước người bệnh. Mất trí nhớ không phải là một phần của quá trình lão hóa bình thường và cũng gây ra nhiều khó khăn cho cuộc sống hàng ngày của người mắc. Những người có ít nhất một dấu hiệu trong số 10 dấu hiệu sau cần đi thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán kịp thời, từ đó lập ra kế hoạch điều trị và ngăn ngừa tiến triển bệnh.

10 dấu hiệu cảnh báo Alzheimer’s theo CDC

1. Mất trí nhớ làm gián đoạn cuộc sống hàng ngày

Người bệnh Alzheimer có thể quên các sự kiện hằng ngày, hoặc các dịp đặc biệt,... Họ phải nhắc đi nhắc lại thường xuyên để bản thân ghi nhớ, hoặc dùng các công cụ giúp họ ghi nhớ.

Người bệnh có thể cần phải dùng giấy ghi chú để hỗ trợ ghi nhớ hàng ngày

Người bệnh có thể cần phải dùng giấy ghi chú để hỗ trợ ghi nhớ hàng ngày 

2. Gặp khó khăn trong việc lập kế hoạch và giải quyết vấn đề

Gặp khó khăn trong giải quyết vấn đề như thanh toán hóa đơn, quản lý tài chính,...

Gặp khó khăn trong giải quyết vấn đề như thanh toán hóa đơn, quản lý tài chính,...

3. Khó hoàn thành các công việc quen thuộc ở nhà, tại nơi làm việc hoặc khi rảnh rỗi

Gặp khó khăn trong việc thực hiện các công việc quen thuộc như sử dụng điện thoại, nấu ăn, lái xe,...

Gặp khó khăn trong việc thực hiện các công việc quen thuộc như sử dụng điện thoại, nấu ăn, lái xe,...

4. Nhầm lẫn thời gian hoặc địa điểm

Người bệnh thường xuyên bị lạc đường hoặc nhầm lẫn về thời gian

Người bệnh thường xuyên bị lạc đường hoặc nhầm lẫn về thời gian

5. Gặp khó khăn trong việc hiểu các hình ảnh trực quan hoặc mối liên hệ không gian

Người bệnh thường xuyên bị mất thăng bằng, dễ té ngã

Người bệnh thường xuyên bị mất thăng bằng, dễ té ngã

6. Gặp trở ngại về ngôn ngữ

Bệnh nhân có thể quên cách dùng các từ quen thuộc, cảm thấy khó khăn khi giao tiếp

Bệnh nhân có thể quên cách dùng các từ quen thuộc, cảm thấy khó khăn khi giao tiếp

7. Đặt đồ vật sai vị trí, không thể nhớ lại quá trình

Họ thường xuyên để đồ vật ở nhầm vị trí hay quên nơi để đồ vật
Họ thường xuyên để đồ vật ở nhầm vị trí hay quên nơi để đồ vật

8. Giảm khả năng phán đoán hoặc phán đoán kém

Người bệnh có thể trở thành nạn nhân của lừa đảo do giảm khả năng phán đoán

Người bệnh có thể trở thành nạn nhân của lừa đảo do giảm khả năng phán đoán

9. Rút khỏi công việc, các hoạt động xã hội

Người bệnh trở nên thụ động, không muốn tham gia các hoạt động xã hội

Người bệnh trở nên thụ động, không muốn tham gia các hoạt động xã hội

10. Thay đổi tâm trạng và tính cách

Họ có thể trở nên cáu gắt, dễ lo lắng hay nghi ngờ

Họ có thể trở nên cáu gắt, dễ lo lắng hay nghi ngờ

Các giai đoạn của bệnh Alzheimer

Bên cạnh 10 dấu hiệu cảnh báo theo CDC, các triệu chứng của bệnh Alzheimer cũng có thể được chia theo giai đoạn bệnh (theo Viện Nghiên Cứu Quốc Gia về Lão Hóa (National Institute on Aging) thuộc Viện Sức Khỏe Quốc Gia Hoa Kỳ):

1. Bệnh Alzheimer giai đoạn nhẹ

Ở giai đoạn nhẹ của bệnh, người bệnh trông vẫn khỏe mạnh như người bình thường nhưng càng ngày sẽ càng gặp nhiều vấn đề hơn trong cuộc sống hàng ngày như:

  • Mất trí nhớ làm gián đoạn cuộc sống hàng ngày.
  • Khả năng phán đoán kém.
  • Mất tính chủ động, càng ngày càng trở nên thụ động.
  • Mất định hướng về không gian và thời gian.
  • Cần nhiều thời gian hơn để hoàn thành các công việc bình thường hàng ngày.
  • Thường lặp đi lặp lại các câu hỏi hoặc quên các thông tin gần đây.
  • Gặp khó khăn trong việc xử lý và thanh toán hóa đơn.
  • Gặp khó khăn trong việc lập kế hoạch và giải quyết vấn đề.
  • Dễ bị lạc, hay đi lang thang.
  • Mất đồ hoặc đặt đồ vật sai chỗ.
  • Khó thực hiện các công việc như tắm rửa.
  • Thay đổi tâm trạng và tính cách.
  • Dễ lo lắng hoặc hay gây hấn.

Bệnh Alzheimer thường được chẩn đoán ở giai đoạn này.

2. Bệnh Alzheimer giai đoạn trung bình

Trong giai đoạn này, bệnh nhân cần được chăm sóc và giám sát chặt chẽ hơn. Các dấu hiệu ngày càng trở nặng gây khó khăn cho chính người bệnh và cả người chăm sóc. Các dấu hiệu cụ thể là:

  • Tình trạng nhầm lẫn và mất trí nhớ ngày càng nặng hơn.
  • Không tham gia các hoạt động xã hội.
  • Không có khả năng học tập những điều mới.
  • Gặp trở ngại về ngôn ngữ và vấn đề đọc, viết.
  • Giảm khả năng suy luận, lập luận.
  • Khả năng tập trung giảm.
  • Rối loạn giấc ngủ như ngủ nhiều hơn vào ban ngày, hay bồn chồn về đêm.
  • Khó thực hiện các công việc quen thuộc, có nhiều bước như mặc quần áo.
  • Thỉnh thoảng không nhận ra được người thân và bạn bè.
  • Xuất hiện ảo giác, ảo tưởng và hoang tưởng.
  • Có các hành vi bốc đồng.
  • Bộc phát cảm xúc không phù hợp với hoàn cảnh.
  • Bồn chồn, lo lắng, kích động, đi lang thang - đặc biệt vào lúc chiều tối hoặc buổi tối.
  • Có những lời nói và hành vi lặp đi lặp lại, thỉnh thoảng bị co giật cơ bắp.

3. Bệnh Alzheimer giai đoạn nặng

Bệnh nhân Alzheimer nặng hầu như không thể giao tiếp và hoàn toàn phụ thuộc vào người khác. Ở giai đoạn này, người bệnh hầu như dành toàn bộ thời gian ở trên giường bệnh. Các triệu chứng của giai đoạn này bao gồm:

  • Không có khả năng giao tiếp.
  • Không còn nhận thức về những sự kiện gần đây hoặc môi trường xung quanh.
  • Sụt cân, chán ăn.
  • Động kinh.
  • Suy giảm thể lực, gặp các vấn đề về răng miệng, da.
  • Khó nuốt.
  • Hay rên rỉ hoặc càu nhàu.
  • Ngủ nhiều.
  • Tiểu tiện hoặc đại tiện không kiểm soát.

Nguyên nhân phổ biến có thể gây tử vong cho bệnh nhân Alzheimer là bệnh viêm phổi hít - gây ra do người bệnh nuốt không đúng cách, hít phải chất lỏng hoặc thức ăn vào phổi.

Mặc dù hiện tại bệnh Alzheimer chưa có cách chữa trị hoàn toàn nhưng một số loại thuốc được FDA phê duyệt có thể giúp cải thiện triệu chứng bệnh. Các biện pháp can thiệp môi trường và hoạt động hàng ngày có thể giúp bệnh nhân quản lý được tiến triển bệnh của bản thân.

Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Nếu bạn hay bạn bè, người thân của bạn có các dấu hiệu cảnh báo sớm đã được liệt kê trên đây thì cần được đi thăm khám kịp thời. Các trắc nghiệm sàng lọc và các xét nghiệm sẽ được tiến hành để giúp xác định nguyên nhân gây bệnh.

Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn nhận biết được các dấu hiệu sớm của bệnh để có thể chủ động trong việc điều trị và ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh. Những thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo, nếu có thắc mắc hay nghi ngờ hãy hỏi bác sĩ để được giải đáp.

Tài liệu tham khảo:

1. What Are the Signs of Alzheimer’s Disease?. National Institute on Aging. Available from: https://www.nia.nih.gov/health/what-are-signs-alzheimers-disease#:~:text=Memory%20problems%20are%20typically%20one

2. Alzheimer's Association. 10 Early Signs and Symptoms of Alzheimer’s. Alzheimer’s Disease and Dementia. Alzheimer’s Association; 2019. Available from: https://www.alz.org/alzheimers-dementia/10_signs

3. 10 Warning Signs of Alzheimer’s. www.cdc.gov. 2019. Available from: https://www.cdc.gov/aging/healthybrain/ten-warning-signs.html

4. The 10 warning signs of dementia. Alzheimer Society of Canada. Available from: https://alzheimer.ca/en/about-dementia/do-i-have-dementia/10-warning-signs-dementia

 

Chia sẻ: