Co thắt đau co thắt

Chẩn Đoán Và Điều Trị Viêm Quanh Khớp Vai

13/12/2021

1. Đại cương về viêm quanh khớp vai

Khớp vai là khớp có biên độ vận động rộng với nhiều thành phần tham gia: xương, khớp cơ, gân, bao thanh dịch, dầy chằng.  Đau quanh khớp vai là tình trạng tổn thương của các cấu trúc phần mềm quanh khớp vai gây đau và han chế vận động khớp vai ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, lao động và chất lượng sống của người bệnh. Đau quanh khớp vai do nhiều nguyên nhân gây nên như thoái hóa khớp, trấn thương khớp vai, vận động quá tầm khớp vai (trong hoạt động lao động, sinh hoạt, thể thao...), bệnh viêm khớp mãn tính (viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vẩy nến…), các bệnh lý khác (tim mạch, hô hấp, đái tháo đường....)

Đau quanh khớp vai là tình trạng bệnh lý rất hay gặp trên thực tế lâm sàng với các thể bệnh khác nhau. Theo Welfling (1981) đau quanh khớp vai được chia làm 4 thể: đau khớp vai đơn thuần (thể viêm gân), thể  đau khớp vai cấp tính (viêm khớp vi tinh thể), thể đông cứng khớp vai và thể giả liêt (đứt mũ gân cơ quay).

2. Lâm sàng theo thể bệnh viêm quanh khớp vai

2.1 Thể đau khớp vai đơn thuần (thể viêm gân )

Là thể bệnh hay gặp nhất trên lâm sàng biểu hiện chủ yếu là đau và hạn chế vận động khớp vai do nhiều nguyên nguyên nhân: 

  • Chấn thương (chấn thương mạnh vào vùng vai, ngã), nghề nghiệp, thói quen làm việc (thường xuyên mang xách vật nặng,..),  thể dục, thể thao (đánh tenis, cầu lông, tập xà, tập gym...)
  • Viên gân, thoái hoá, vôi hoá phần mềm quanh khớp vai: thường gặp ở người trên 50 tuổi
  • Liên quan thời tiết: lạnh và ẩm.

Triệu chứng cơ năng: xuất hiện đau khớp vai tự nhiên, sau vận động quá mức, vì chấn thương, đau ở vai, lan xuống cánh tay, đau kiểu cơ học, tăng khi vận động khớp vai giảm đau khi nghỉ ngơi

Khám thực thể: không hạn chế vận động chủ động và thụ động, viêm các cơ trên gai:  đau chói ở dưới mỏm cùng vai ( đau tăng lên khi làm động tác đối kháng cánh tay ). Viêm gân cơ dưới gai: (điểm đau chói khi ấn dưới mỏm cùng vai). Viêm gân bó dài cơ nhị đầu  (đau ở phần trên - trong của mặt trước cánh tay khi ấn vào rãnh nhị đầu). 

Cận lâm sàng : Xquang khớp vai không có tổn thương. Siêu âm khớp (có các tổn thương gân và bao gân)

2.2. Thể đau vai cấp (vi tinh thể)

Nguyên nhân: do calci hóa một hoặc nhiều điểm tại gân. Calci hoá thường thấy rõ nhất ở khoảng dưới mỏm cùng vai - mấu chuyển lớn. Thường xuất hiện đột ngột, đau dữ dội. Giảm vận động khớp vai mọi động tác chủ và thụ động. Khớp vai sưng, nóng, có thể có tràn dịch.  Người bệnh có thể sốt nhẹ. Tiến triển cấp tính nhưng có chuyển thành đau khớp vai mạn tính, thậm chí đông cứng khớp vai.

Chụp Xquang hoặc siêu âm có thể thấy điểm vôi hóa ở phần mềm khớp vai, tràn dịch khớp vai…

2.3. Thể giả liệt (đứt gân mũ gân cơ quay)

Bệnh nhân xuất hiện đau dữ dội khớp vai sau động tác quá tầm, hoặc chấn thương. Có thể có bầm tím vùng trên cánh tay. Hạn chế vận động khớp vai chủ động nhưng vận động thụ động khớp vai bình thường 

Cận lâm sàng: Xquang - Chụp khớp vai cản quang, đứt các gân mũ cơ quay.  

Siêu âm: đứt gân nhị đầu, đứt gân trên gai...MRI khớp vai có giá trị trong xác định và đánh giá mức độ tổn thương phần mềm quanh khớp vai 

2.4. Thể đông cứng khớp vai 

  • Do co thắt bao, viêm dầy dính bao khớp 
  • Nguyên nhân:  thường gặp sau 40 tuổi, ở người có căng thẳng thần kinh, do chấn thương 
  • khớp vai, bất động bó bột kéo dài. Nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực, viêm màng ngoài tim. Lao phổi, ung thư phổi.  Liệt nữa người, bệnh Parkinson, u não.
  • Cứng khớp vai đôi khi kết hợp với đau do loạn dưỡng bàn tay: đau, phù, biến đổi da với 
  • tăng xuất huyết, cứng khớp và cơ tạo nên hội chứng vai tay.
  • Đau kiểu cơ học, đau về đêm, hạn chế vận động chủ động và thụ động. Xương bả vai 
  • chi chuyển cùng khối với xương cánh tay khi giơ tay 
  • Xquang Chụp khớp với thuốc cản quang, siêu âm, MRI khớp vai

Lưu ý:  Khi người bệnh xuất hiện đau và hạn chế vận động khớp vai kéo dài trên 1 tuần cần phải đến khám để được khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời nhằm tránh bệnh tiến triển thành thể viêm quanh khớp vai mạn tính (thể đông xứng khớp vai) sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động, sinh hoạt và chất lượng sống của người bệnh. Mặt khác đau quanh khớp vai cũng là khởi đầu của bệnh lý toàn thân như K phổi, bệnh lý tim mạch… nên người bệnh không nên chủ quan bỏ qua không đi khám bệnh làm chậm quá trình chẩn đoán những bệnh lý toàn thân.

3. Cận lâm sàng bệnh viêm quanh khớp vai

Tùy vào tình trạng lâm sàng và thể bệnh viêm quanh khớp vai (sau khi khám lâm sàng và làm các nghiệm khám khám khớp vai: Speed’s test, Pam-up test, Neer’s test, Yegason’s test…) mà bác sỹ sẽ chỉ định làm thêm một số xét nghiệm cần thiết để xác định chẩn đoán và chẩn đoán phân biệt bệnh:

  • Siêu âm khớp vai: giá trị trong viêm gân, bao gân, tràn dịch, đứt gân 
  • Xquang: được lựa chọn cho các thể đau quanh khớp vai, có thể phát hiện các tổn thương 
  • xương, khớp, calci hóa 
  • Chụp MRI khớp vai: chẩn đoán chính xác trong bệnh lý gân cơ quay, tổn thương u
  • MRI artrography chỉ định trong bệnh lý chóp xoay 
  • Nội soi chẩn đoán và nội soi can thiệp 
  • Xét nghiệm để chẩn đoán phân biệt các bệnh lý khác: chụp phổi, chụp cột sống cổ, điệm tâm đồ…

4. Điều trị bệnh viêm quanh khớp vai

4.1. Điều trị không dùng thuốc 

  • Giáo dục y tế cộng đồng: cung cấp các thông tin, kiến thức về bệnh viêm quanh khớp vai
  • cho người bệnh 
  • Hướng dẫn tư thế lao động, sinh hoạt, thể thao phù hợp 
  • Hạn chế và tránh các tư thế dẫn đến chấn thương khớp vai 
  • Vận động liệu pháp và vật lý trị liệu: các bài tập, các động tác tập khớp vai phù hợp với tình trạng bệnh và thể viêm quanh khớp vai để tránh tình trạng viêm dính khớp vai
  • Xoa bóp, châm cứu, bấm huyệt 

nguồn ảnh: internet

4.2. Điều trị dùng thuốc

Tùy từng mức độ bệnh, giai đoạn bệnh và thể bệnh viêm quanh khớp vai để có phác đồ điều trị phù hợp

  • Thuốc giảm đau: Paracetamol, Naproxen, Ibuprofen…
  • Thuốc kháng viêm không steroid: Meloxicam, Diclofenac, Celecoxib, Aterocoxib…
  • Thuốc phối hợp: giãn cơ (Tolperisone (Mydocalm*) hoặc Eperisone (Myonal*thuốc giảm đau thần kinh...
  • Tiêm điểm bám gân, bao hoạt dịch (được chỉ định và tiến hành thủ thuật tại các cơ sở y 
  • tế chuyên khoa)
  • Tiêm nong bao khớp vai (chỉ định cho thể đông cứng khớp vai)
  • Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (chỉ định trong thể viêm gân)

4.3. Điều trị can thiệp

  • Nội soi khớp vai 
  • Phẫu thuật can thiệp 
  • Phẫu thuật thay thế 

5. Theo dõi và quản lý bệnh viêm quanh khớp vai

nguồn ảnh: internet

Có chế độ sinh hoạt vận động lao động, sinh hoạt và thể dục thể thao hợp lý. Trong giai đoạn đau vai cấp tính cần phải vận động khớp nhẹ nhàng, không xoay vặn khớp vai đột ngột. Sau khi điều trị có hiệu quả (giảm viêm đau và viêm khớp) thì bắt đầu tập luyện vận đông để phục hồi chức năng khớp, xoay vai quá mức hay nâng tay lên cao quá vai. 

Cần điều trị phục hồi chức năng với các bài tập chuyên biệt cho khớp vai do các bác sĩ chuyên khoa phục hồi chức năng chỉ dẫn. 

Tăng cường dinh dưỡng, nâng cao sức đề kháng của cơ thể. 

Cần tái khám định kỳ sau 1-3 tháng, tùy theo tình trạng bệnh. Có thể siêu âm khớp vai để  giá tình trạng bệnh để có phác đồ điều trị, luyện tập và vận động khớp vai phù hợp.

Tài liệu tham khảo
1.    Tzannes A, Paxinos A, Callanan M, Murrell GA. An assessment of the interexaminer reliability of tests for shoulder instability. J Shoulder Elbow Surg 2004; 13:18.
2.    Leroux JL, Thomas E, Bonnel F, Blotman F. Diagnostic value of clinical tests for shoulder impingement syndrome. Rev Rhum (Engl Ed)1995;62:423–8.
3.     Nelson MC, Leather GP, Nirschi RP, Pettrone FA, Freedmann MT. Evaluation of the painful shoulder. J Bone Joint Surg [Am]1991;73:707–16.

PGS.TS.BS Trần Thị Minh Hoa

Khoa khám bênh - Đại học Y Hà Nội

Chia sẻ: